Rượu vang: niên vụ (vintage)

Đối với người thưởng vang, khái niệm niên vụ/vintage là yếu tố quan trọng và được chú ý cho việc ra quyết định thưởng thức, mua sắm hay lưu trữ. Tuy nhiên đối với những vị mới tiếp cận rượu vang thì còn bỡ ngỡ với thuật ngữ này. Sau đây Sành rượu giúp quý vị hiểu thêm niên vụ/vintage là gì và tầm quan trọng của thông số này.

Trên một số nhãn chai rượu vang, bạn sẽ thấy nhà sản xuất ghi chú năm (ví dụ 2010, 2011, 2012,…) trên chai. Con số đó để chỉ vụ thu hoạch nho cho sản xuất rượu vang gọi là vingtage. Niên vụ/vintage 2012 nghĩa là những trái nho được thu hoạch năm 2012 cụ thể. Hầu hết các dòng vang vintage có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu vì nó được lên men trực tiếp từ quả nho thu hoạch niên vụ đó. Những niên vụ tốt cho quả nho tốt thì chất lượng làm ra cũng tốt đó cũng là thông tin quan trọng chỉ dẫn khách hàng có lựa cho tốt hơn.

Khái niệm niên vụ/vintage được sử dụng để chỉ năm thu hoạch nho cho quá trình sản xuất, mặc dù năm đóng chai cách đó vài năm. Ví dụ Alteo Amarone 2009, năm thu hoạch nho 2009 (thu hoạch nho vào giữa tháng 9 đầu tháng 10 năm 2009), sau đó tiếp tục quá trình làm khô nho 4-5 tháng mới mang đi lên men. Rượu trẻ sau khi lên men được ủ 36 tháng trong thùng gỗ sồi. Nghĩa là 2013 mới đóng chai.

Thuật ngữ niên vụ/vintage lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 15. Nó được lấy từ các nhà cung cấp Pháp (thuộc vang thể giới cũ: Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; Vang thế giới mới: Úc, Chile, Mỹ, Argentina, Nam Phi,…) có nghĩa là thu hoạch vang (wine harvest). Thuật ngữ này được lấy từ tiếng Latinh vinum (wine) và demere.

Luật lệ rượu vang của hầu hết các nước đều cho phép nhà làm rượu cho thêm vào rượu vangmột tỷ lệ nhất định nho từ những năm khác. Chẳng hạn như Chile và Nam Phi, nếu niên vụ nho được in trên nhãn chai thì ít nhất 75% chai rượu phải làm từ vụ nho năm đó, 25% còn lại là nho từ các niên vụ khác. Tỷ lệ này ở Úc, New Zealand và và các nước thành viên của Liên minh châu Âu là 85%. Ở Mỹ, tỷ lệ này là 85%, riêng với các AVA (ví dụ Napa Valley) thì phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu là 95%. Về mặt kỹ thuật, quy tắc 85% ở Hoa Kỳ áp dụng đồng đều cho vang nhập khẩu, nhưng có những khó khăn rõ ràng trong việc thực thi quy định.

Ngược lại với Vintage là Nonvintage (viết tắt là NV), như chai La Fiole Du Page – Chateauneuf Du Page (chai vang ẹo) quý vị hay thấy tại Vietnam là rượu vang được pha trộn từ nho của nhiều niên vụ khác nhau. Với những năm chất lượng nho suy giảm, nhà sản xuất sẽ pha trộn thêm nho của các năm tốt hơn nhằm duy trì chất lượng rượu vang ổn định.

Champagne và một số Sparkling wine khác thường là không được ghi năm trên nhãn hiệu, lí do chính là các nhà làm Champagne đã trộn rượu vang của các năm lại với nhau để duy trì sự ổn định về chất lượng. Cũng cần nói thêm, các nhà sản xuất Champage chỉ chọn năm nào nho có chất lượng cao thì họ mới sản xuất và ghi năm trên nhãn hiệu và thường sẽ là những chai Champagne ngon.

Tại sao Vintage lại quan trọng đến vậy? tầm quan trọng và những tranh cải.

Ở những vùng sản xuất rượu vang có khí hậu lạnh (ôn đới) thì niên vụ/vintage vô cùng quan trọng, bởi vì nếu gặp niên vụ nho có khí hậu ấm áp hơn thì nho sẽ chín kỹ hơn, làm ra rượu vang ngon hơn. Ngược lại, năm nào khí hậu lạnh quá sẽ khiến lượng đường trong nho giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới chất lượng rượu vang.

Ở nhiều vùng trồng nho, đặc biệt trong Thế giới Mới (Úc, Chile, Mỹ, Argentina, Nam Phi,…), mùa trồng trọt đều đồng đều hơn. Ở những vùng khô hạn, việc sử dụng hệ thống và kiểm soát việc tưới tiêu cũng góp phần vào các mùa thu hoạch đồng nhất. Tuy nhiên, những loại rượu vang này thường được dán nhãn bởi rượu vang vì nhu cầu tiêu dùng.

Rượu vang được sản xuất trong những niên vụ tốt, từ nhà sản xuất có uy tín thường có giá cao hơn những niên vụ khác. Đặc biệt là với những dòng rượu vang mà chất lượng rượu ngon hơn nếu được ngâm ủ một vài năm. Nhiều nhà sản xuất chỉ dẫn những niên vụ nho nổi bật trên nhãn chai, nhằm đánh dấu những chai rượu nên nuôi thêm (cất trữ những hầm rượu đủ chuẩn) để đạt độ ngon tuyệt đối. Còn lại, hầu hết rượu vang sản xuất ra để uống ngay khi còn trẻ nên niên vụ nho không quan trọng lắm. Những chai rượu thuộc hàng cao cấp phải kể đến như các chai được phân hạn Grand Gru Classe của vùng Bordeaux. Rượu được ủ 18 tháng, thậm chí đến 36 tháng hoặc lâu hơn mới đi đóng chai. Sau khi đóng chai còn được khuyên nên để thêm vài năm nữa rượu mới đạt đến độ trưởng thành. Ví dụ: Vang Chateau Brane Cantenac, Margaux, Bordeaux, Pháp, được xếp hạng 2 theo hệ thống phân loại rượu vang Grand Cru Classé năm 1855. Vintage: 2009, tiếp tục trưởng thành và có thể bảo quản được 30 năm. Nhà sản xuất khuyên thưởng thức ngon hơn từ năm 2017.

Ngày nay, nhờ công nghệ phát triển và phương pháp làm rượu sáng tạo, nhiều nhà sản xuất vẫn có thể sản xuất ra rượu vang khá ngon từ những niên vụ nho/vintage không thực sự xuất sắc. Do vậy, ở một mức độ nào đó, niên vụ/vintage không còn quá quan trọng như trước nữa, ngược lại, người tiêu dùng có xu hướngchọn rượu vangdựa vào nhà sản xuất và nhà nhập khẩu nhiều hơn.

Trên góc độ người tiêu dùng, vintage cho quý vị thông tin gì?

Đa số các loại vang trắng, hồng và các loại vang đỏ có chất lượng thông thường nên uống sớm, tối đa 3 đến 4 năm từ khi sản xuất là tốt nhất. Chỉ những loại vang hảo hạng mới nên để lâu năm. Khi đó chúng sẽ đạt đỉnh về chất lượng, ngược lại những vang rẻ tiền nếu để lâu sẽ bị sẽ bị hỏng. Với những yếu tố này cho quý vị biết thông tin để quyết định nên mua hay không?

Với những dòng rượu vang cao cấp được phân hạn như Grand Gru Classe, sau khi nhà sản xuất làm ra thường được bán cho các nhà đầu tư tiếp tục “nuôi” để vang trưởng thành thêm. Khi cầm trên tay những chai như vậy cho quý vị biết là vintage này đã đạt đỉnh của chất lượng để uống hay chưa. Với những chai vang hi-end quý vị cũng không quá ngạc nhiên khi giữa các vintage với nhau thì giá cả khác nhau, thậm chí chênh nhau gấp đôi giá vì một phần yếu tố chất lượng và sự khan hiếm.

Khi cầm trên tay chai rượu vang, nhìn niên vụ/vintage để biết chai này còn “uống” được hay không? Cũng nâng tầm đẳng cấp của quý vị trước các chiến hữu, đối tác hay nữa kia trên đại tiệc hay trên bàn “nhậu” ấm cúng nào đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *